Cỏ mạ lúa mì là gì ?
Mạ lúa mì (wheat plating) còn có tên gọi khác là Tiểu mạch thảo, Cỏ mạch. Mạ lúa mì là thân và rễ cây lúa mì non từ 8-12 ngày tuổi. Trong Mạ lúa mì có chứa khoảng 13 vitamin, 10 khoáng chất, 17 axit amin và hơn một trăm enzyme có lợi cho sức khỏe con người.
Cỏ mạ lúa mì là một trong những siêu thực phẩm đã xuất hiện từ lâu. Rất nhiều người uống nước ép mạ lúa mì vào sáng sớm, một số kết hợp mạ lúa mì với sinh tố và một số thêm một ít bột mạ lúa mì vào bữa ăn của họ vì tác dụng của mạ lúa mì đối với sức khỏe rất tối ưu.
Cỏ mạ lúa mì được chế biến dưới nhiều hình thức: Có nước ép, bột hoặc viên nang.
Thành phần dinh dưỡng cỏ mạ lúa mì
Cỏ lúa mì sở hữu hơn 100 yếu tố khác nhau được xem là rất cần thiết cho con người. Một trong những chất dinh dưỡng mà cỏ lúa mì có rất nhiều là chất diệp lục. Trên thực tế, cỏ lúa mì chứa khoảng 70% chất diệp lục.
Chất diệp lục là thứ mang lại cho cỏ lúa mì màu xanh tươi của nó. Chỉ riêng yếu tố này đã có rất nhiều lợi ích để cung cấp cho cơ thể con người.
Hơn thế nữa cỏ lúa mì cũng chứa lượng lớn axit amin, chất chống oxy hóa, chất điện giải, vitamin, khoáng chất và nhiều chất dinh dưỡng khác.
Dưới đây là danh sách tất cả dưỡng chất được tìm thấy trong cỏ lúa mì theo tỷ lệ phần trăm:
Riboflavin (15,294%)
Mangan (7.000%)
Vitamin B6 (1.950%)
Vitamin E (1.600%)
Niacin (1,260%)
Thiamine (733%)
Kẽm (413%)
Axit pantothenic (360%)
Đồng (85%)
Vitamin K (44%)
Sắt (44%)
Vitamin A (30%)
Vitamin C (12%)
Selen (5%)
Chất xơ (4%)
Kali 3%)
Chất đạm
Vitamin B12
Canxi
Magiê
Photpho
Tác dụng của mạ lúa mì
-
Làm dịu da và vết thương
Có lúa mì được biết đến là rất hiệu quả trong việc điều trị một số vấn đề về da, chẳng hạn như cháy nắng, bệnh vẩy nến và bệnh chàm. Nó cũng được chứng minh là điều trị mụn trứng cá và giúp vết thương ngoài da bằng cách cải thiện các tế bào da nhanh chóng phục hồi. Để cải thiện các vấn đề về da bạn có thể sử dụng nước ép lúa mì và bỏ vào khay vào đá để đông, sau đó lấy nó và chà xát nó trên các vết sẹo, da bị tổn thương… Hoặc bạn cũng có thể chấm các khu vực bị ảnh hưởng bằng cách lấy bông nhúng vào nước ép lúa mì, để yên trong khoảng 5 – 7 phút, rửa kỹ và lau khô khu vực đó.
-
Cải thiện sức khỏe cho tóc
Số 2 trong danh sách tác dụng của mạ lúa mì là giúp phục hồi và cải thiện sức khỏe của tóc. Do hàm lượng catalase chứa trong cỏ lúa mì và các chất chống oxy hóa hữu ích khác nên cỏ lúa mì có thể giúp cải thiện tình trạng tóc xấu của bạn!
Các hợp chất chứa trong cỏ lúa mì đã được chứng minh là làm chậm quá trình lão hóa và bao gồm cả tóc bạc. Cỏ lúa mìcũng là một loại dầu xả tự nhiên hiệu quả nếu bạn cần thêm độ mượt và tuổi thọ cho tóc.
-
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Có lúa mì có khả năng tăng số lượng tế bào hồng cầu cho cơ thể, điều này có thể cải thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Hàm lượng chất diệp lục dồi dào trong cỏ lúa mì sẽ giúp cung cấp nhiều oxy hơn cho máu và tăng cường hệ thống miễn dịch.
-
Hỗ trợ giảm cân
Một lợi ích khác của cỏ lúa mì là giảm cân an toàn và lành mạnh. Vậy tác dụng của mạ lúa mì đối với việc giảm cân như thế nào? Việc ăn hoặc sử dụng nước ép cỏ lúa mì thường xuyên sẽ kích thích tuyến giáp, đây là một trong những tuyến sản xuất hormone mà cơ thể cần để hoạt động. Mất cân bằng nội tiết tố là một trong những lý do của việc tăng cân, vì vậy việc có các hormone cân bằng là rất quan trọng để có một trọng lượng khỏe mạnh. Ngoài ra, cỏ lúa mì đem lại cho bạn nhiều năng lượng và điều này đảm bảo bạn không đói và ăn nhiều hơn.
Hy vọng với những chia sẻ trên mọi người đã hiểu rõ hơn về các tác dụng của mạ lúa mì, đây chỉ là những tác dụng tiêu biểu, vẫn còn rất nhiều tác dụng khác của cỏ lúa mì đối với sức khỏe và làn da, đặc biệt là vấn đề cải thiện tình trạng lão hóa.