Thứ Năm, Tháng Tư 18, 2024

Những gì mọi người tập tạ nên biết về viêm gân cơ nhị đầu

Có Thể Đọc

Những gì mọi người tập tạ nên biết về viêm gân cơ nhị đầu

Cơ nhị đầu ở bắp tay có hai đầu gân (đầu ngắn và đầu dài) gắn với xương vai và một gân bám vào xương quay ở khuỷu tay. Rách gân cơ nhị đầu có thể xảy ra ở trên vai hoặc dưới khuỷu tay.

Tìm hiểu chung

Bệnh viêm gân cơ nhị đầu trong tập luyện là gì?

Bình thường, gân cơ nhị đầu sẽ gắn kết chắc chắn với các xương ở vai và khuỷu tay. Tuy nhiên, khi vận động quá sức hoặc liên tục, một trong số các gân cơ nhị đầu có thể bị xơ và rách hoặc đứt hoàn toàn (gân tách ra khỏi xương hoặc đứt thành hai đoạn).

Sau khi bị rách gân cơ nhị đầu, cơ bắp này không còn phối hợp tốt với xương để co duỗi, dẫn đến bị yếu cơ và có thể gây đau đớn, khó chịu.

Vị trí của các gân cơ nhị đầu.
Nguồn: emedicine.medscape.com

Theo vị trí bị tổn thương, có hai loại rách gân cơ nhị đầu:

Rách gân cơ nhị đầu ở vai

Tình trạng này xảy ra khi một trong hai đầu gân cơ nhị đầu gắn với xương vai bị rách. Gân đầu dài thường dễ bị rách hơn so với gân đầu ngắn. Tổn thương gân cơ này có thể bắt đầu từ gân xơ tiến triển hoặc rách trong chấn thương.

Đây cũng là loại chấn thương ở gân cơ nhị đầu phổ biến nhất. Khi gân cơ nhị đầu bị rách một phần hay hoàn toàn (đứt gân) có thể cũng gây ảnh hưởng đến phần khác ở vai, như gân chóp xoay (rotator cuff tendon).

Rách gân cơ nhị đầu ở khuỷu tay

Rách gân cơ nhị đầu ở khuỷu tay không thường xảy ra, chỉ gặp ở khoảng 3–5 người trên 100.000 người mỗi năm. Tình trạng này cũng ít xảy ra đối với phụ nữ.

Tổn thương này hay xảy ra khi khuỷu tay bị tác động từ một lực mạnh đột ngột do nâng đỡ đồ vật nặng. Rách gân cơ nhị đầu ở khuỷu tay thường gây yếu cơ hơn so với tổn thương gân ở vai.

Một khi bị rách, gân cơ nhị đầu ở khuỷu tay không thể liền lại với xương và lành lặn như ban đầu. Các cơ khác trong cánh tay vẫn có thể hoạt động bù trừ để bạn cử động uốn cong khuỷu tay mà không cần đến gân này. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể thực hiện được các chức năng vận động của khuỷu tay, đặc biệt là xoay cánh tay lên và xuống (úp, ngửa).

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng rách gân cơ nhị đầu

Các triệu chứng xuất hiện khi bị rách gân cơ nhị đầu bao gồm:

  • Nếu bạn cảm thấy đau ở phía trước vai sau khi nâng, đặc biệt là cơn đau nhói lan xuống cánh tay hoặc lên cổ, bạn có thể gặp vấn đề.
  • Có cảm giác nghe được âm thanh “póc” hay cảm nhận được rách gân xảy ra khi có chấn thương
  • Cảm giác nóng ấm xung quanh vị trí thương tổn
  • Sưng
  • Bầm tím
  • Đau hoặc nhức ở vị trí tổn thương và lan khắp cánh tay (thường đau nhiều vào lúc đầu và giảm bớt sau vài tuần)
  • Mệt mỏi hoặc cảm giác đau ở cánh tay tăng lên khi bạn thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại
  • Sưng ở phần trên cánh tay vì cơ nhị đầu không còn được giữ ở đúng vị trí (có khi thấy một khoảng trống hoặc vết lõm ở phía trước khuỷu tay)

Nguyên nhân rách gân cơ nhị đầu là gì?

Bệnh rách gân cơ nhị đầu là bệnh phổ biến đối với bất kỳ hoạt động nào. Chấn thương có thể xảy ra trong khi bạn nâng tạ có trọng lượng khá lớn hoặc không đúng kỹ thuật.

Vận động quá mức có khả năng khiến cho gân bị mòn và xơ theo thời gian. Tình trạng này có thể tệ hơn do những cử động lặp đi lặp lại: điều này bao gồm quần vợt và bơi lội, và đặc biệt là cử tạ.

Điều quan trọng nhất cần ghi nhớ, theo Susan Carrigg, một nhà trị liệu vật lý tại Trung tâm y tế Providence St. Vincent ở Portland, OR, là những người tập tạ có xu hướng bị đau bắp tay bằng cách lạm dụng bắp tay, có thể là do khối lượng tuyệt đối hoặc do kỹ thuật không phù hợp, hoặc cả hai.

Kỹ thuật tập luyện để tránh bị rách gân cơ nhị đầu:

Điều chỉnh kỹ thuật động tác và số nhịp nhất định cũng có thể đóng một vai trò lớn.

Ví dụ: nếu khi thực hiện động tác barbell bench press thấy khó thực hiện đúng kỹ thuật, hãy thử thay thanh tạ barbell thành quả tạ dumbbell.

Bà lưu ý rằng động tác barbell bench press, khi được thực hiện không chính xác, là một yếu tố chính của bệnh rách gân cơ nhị đầu. Dưới đây là hình thức đề nghị của cô. Khi thực hiện động tác tránh đưa hai cánh tay ra quá hai bên, vì kỹ thuật này không tối đa hóa việc sử dụng ngực và thay vào đó gây thêm căng thẳng lên vai và bắp tay gân đầu dài.

Giữ hai cánh tay trên nghiêng xuống một chút (về phía thân 20 ° -30 ° hoặc hơn), và nhắm thanh đòn vào bên dưới đường núm vú của mình. Dumbbell bench press cho phép bạn thực hiện ở góc này dễ dàng hơn một chút.

Bạn có thể nghĩ rằng động tác barbell curls bạn có thể thực hiện nhiều lần, nhưng chúng có thể dẫn đến chấn thương. Tương tự cho động tác overhead shoulder presses. Carrigg khuyên bạn nên cho bắp tay và vai của bạn nghỉ ngơi, nhấn mạnh rằng các bài tập lưng và ngực thường là đủ để làm cho các nhóm cơ nhỏ hơn bị tổn thương.

Những phương pháp điều trị rách gân cơ nhị đầu

Việc điều trị rách gân cơ nhị đầu sẽ phụ thuộc chủ yếu vào mức độ nghiêm trọng của thương tổn cũng như chức năng vận động tổng thể của bắp tay. Điều trị có thể phức tạp hơn nếu chấn thương còn tác động đến các bộ phận khác như tổn thương chóp xoay (rotator cuff).

Các phương pháp điều trị tiềm năng bao gồm:

Nghỉ ngơi

Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế sử dụng cánh tay càng ít càng tốt để cơ thể có thời gian phục hồi, nhất là khi nguyên nhân rách gân cơ nhị đầu là do vận động quá mức.

Cố gắng tránh thực hiện các hoạt động có thể gây đau đớn, ngay cả khi bạn nghĩ việc đó không có gì là nặng nhọc.

Ngoài các biện pháp tích cực này, bạn nên chăm sóc vai ở nhà với sử dụng túi nước đá 20 phút cách nhau 3-4 giờ và ngủ nhiều.

Thuốc kháng viêm không steroid NSAID (như ibuprofen và aspirin)

Đây là nhóm thuốc kháng viêm hiệu quả, giúp giảm bớt phản ứng viêm và sưng do rách gân. NSAID cũng có khả năng giảm đau do chấn thương gân cơ nhị đầu.

Theo một bài báo năm 2002 trên Tạp chí Y học Anh và điều trị bệnh viêm gân bằng thuốc giảm đau NSAID có thể làm yếu vai có nghĩa là các sợi gân của bạn bị yếu và mềm

Vật lý trị liệu

Tập vật lý trị liệu là một cách giúp bạn có thể hồi phục sức mạnh và phạm vi chuyển động sau khi chấn thương gân cơ nhị đầu. Nhà vật lý trị liệu sẽ thiết kế những bài tập giúp hỗ trợ chữa lành vết thương và giảm bớt đau đớn, khó chịu.

Phẫu thuật

Nếu các cách trên không có hiệu quả hoặc tình trạng rách gân cơ nhị đầu của bạn quá nghiêm trọng (rách hơn 50% hoặc đứt gân), bác sĩ sẽ đề nghị tiến hành phẫu thuật.

Phẫu thuật giúp gắn lại gân với xương chắc chắn như bình thường. Biến chứng sau khi phẫu thuật này thường hiếm khi xảy ra, có thể là tê hoặc yếu ở cánh tay bị ảnh hưởng. Một số người, gân có thể bị rách lại lần nữa.

Phục hồi

Thời gian phục hồi sau khi rách gân cơ nhị đầu

Thời gian phục hồi cũng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương ở gân cơ nhị đầu cùng phương thức điều trị. Thực tế, những tổn thương nhẹ cũng mất ít nhất 2 tháng để lành lại hoàn toàn. Trung bình, bạn có thể mất 4–5 tháng để bắt đầu quay trở lại với những hoạt động bình thường.

Sau khi phẫu thuật, bạn có thể phải đeo một băng đeo đỡ cánh tay hoặc cố định cánh tay bằng cách bó bột hay nẹp trong 4–6 tuần. Tiếp đó, bạn cần tập vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh cho cánh tay và cải thiện phạm vi chuyển động.

Để phục hồi hoàn toàn sau phẫu thuật, bạn có thể mất đến 1 năm mặc dù khả năng cử động và sức mạnh cơ bắp phần lớn hồi phục lại trong 4–6 tháng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Bài Viết Mới

6 lý do bạn nên phương pháp tập luyện AMRAP để thay đổi hình thể nhanh nhất

Chúng ta đã kinh qua các phương pháp tập luyện như super sets, drop set, gaint set, hiit, nếu các bạn chưa đọc...

Bài Viết Liên Quan